Đặt mua CAM THẢO tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com
Giá: 160,000đ/kg
Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.
A. Mô tả cây
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
2. Tác dụng như coctison
Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
3. Tác dụng của Cam thỏa: Nhiều người dùng cam thảo như một thức uống thay trà mà vẫn chưa biết đến những lợi ích của cam thảo với sức khoẻ.
3.1. Điều trị loét dạ dày
Cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì dùng cam thảo điều trị thành công bệnh viêm loét dạ dày lên đến 91%.
Thời gian điều trị cần thiết là từ 8 - 16 tuần phụ thuộc vào tình trạng hồi phục nhanh hay chậm của bệnh nhân. Nên dùng cam thảo trước bữa ăn từ 20 - 30 phút để phát huy tối đa hiệu quả điều trị loét, cam thảo đóng vai trò như một lớp áo lót bên trong giúp bảo vệ dạ dày khỏi viêm loét.
3.2. Điều chỉnh cân nặng
Cam thảo có tác dụng điều chỉnh cân nặng vì nó giúp duy trì mức độ acid trong dạ dày
3.3. Điều trị các bệnh đường hô hấp
Trong cam thảo có chất chống dị ứng nên điều trị các rối loạn về đường hô hấp rất hiệu quả.
3.4. Chống viêm
Cam thảo hoạt động với tác dụng chữa viêm và chống dị ứng lại không gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
3.5. Chống sốt
Cam thảo có vai trò như một loại thuốc bổ giúp ngăn ngừa các bệnh sốt.
3.6. Hiệu quả trong điều trị các bệnh
- Herpes
- Bệnh gan mãn tính, viêm gan và xơ gan
- Bệnh thấp khớp
- Các triệu chứng của thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh
- Giảm đường huyết
- Nhuận tràng và lợi tiểu
- Chống các cơn co thắt.
Lưu ý: Những người cao huyết áp và bị các bệnh về gan không nên dùng cam thảo vì dùng cảm thảo nhiều gây tích nước và tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Liều lượng nên dùng là 1-2gr rễ cam thảo và 0,25-0,5 gr chiết xuất cam thảo mỗi ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét