Giá: 110,000 đ/kg
Khoa học và Đời sống - Trong cuộc sống, nhân dân ta thường dùng nghệ vàng để bôi lên da non cho mau liền da không bị nhiễm khuẩn, nhiều người dùng bột nghệ vàng mật ong để chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh về viêm túi mật, sỏi mật. Tuy nhiên, nhiều người chưa có dịp để hiểu sâu hơn ở góc độ khoa học về tác dụng của nghệ vàng.
Một hôm, tôi đến chơi nhà ông bạn trước kia là nhà giáo mà gia đình có nghề lang gia truyền, đã bỏ nghề dạy học đi học Đông y, nay hành nghề Đông y cũng có tiếng, tham gia thường trực trong Hội đồng Đông y Việt Nam, tôi chứng kiến cả nhà thường xuyên nấu cơm bằng nước nghệ vàng, hấp nghệ vàng để ăn như ăn khoai để nhấn mạnh và chứng tỏ rằng “nghệ vàng” là một “thần dược” trong Đông y và khuyến khích tôi nên thường xuyên dùng nghệ vàng. Từ đó tôi bắt đầu quan tâm tìm hiểu sâu hơn về nghệ vàng, sử dụng nghệ vàng thường xuyên hơn.
Qua tìm hiểu, tôi thấy cần tóm tắt phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng quan tâm: Tiến sĩ Phạm Đình Tỵ cùng các đồng nghiệp ở Viện Hóa học và Hợp chất tự nhiên thuộc Trung tâm KHCN&CNQG đã chiết tách thành công từ nghệ vàng được 2 chất. Đó là TN-999 và TN-999-AC. Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, thiểu năng gan, mật, thấp khớp, huyết áp... đã dùng thử TN-999 và thấy kết quả khả quan. Chế phẩm TN-999-AC có đặc tính chống ung thư não, dạ dày, phổi, gan, da... Đến nay, các nhà khoa học chưa ghi nhận bất kỳ một trường hợp nào có biểu hiện tác dụng phụ như nhiều chất chống ung thư khác, thậm chí tinh nghệ vàng còn giúp cho người bệnh nâng cao thể lực, hạn chế chán ăn, không tích độc ở các cơ quan nội tạng và bệnh nhân không bị rụng tóc hay kiệt sức. Tinh nghệ đã được Viện kiểm nghiệm Bộ Y tế công nhận “tương đương tiêu chuẩn quốc tế JECFA”. Đối với người bệnh thì đây là “thần dược”. Thành phần chính của tinh nghệ là hợp chất curcumin. Chất này có hoạt tính sinh học khá độc đáo như giải độc gan, chống xơ gan cổ chướng, bảo vệ tế bào hồng cầu, làm thông mật, có tác dụng phá cholesterol trong máu, ngăn sự phát triển vi khuẩn lao, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đường tiết niệu. Curcumin còn là chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men hại gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hằng ngày. Chúng có thể tách tế bào ung thư ra khỏi các phân tử AND, làm vô hiệu hóa và ngăn chặn sự hình thành mới của tế bào bệnh mà các tế bào thường không bị ảnh hưởng. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy nó còn có tác dụng kháng HIV.
Trong thí nghiệm của mình, Bharat Aggarwal và các đồng nghiệp đã làm thí nghiệm trên chuột có đối chứng về ung thư vú thì thấy curcumin kiềm chế sự phát triển của một protein và loại protein có vai trò then chốt trong việc hình thành và lan tỏa u di căn. Các nhà khoa học cũng chứng minh khả năng chữa ung thư da của curcumin. Trong việc phòng bệnh Alzheimer, chất curcumin cũng tỏ ra có hiệu quả.
Gia đình tôi bước đầu nghe lời khuyên của thầy giáo, lang y kết hợp sự tìm hiểu sâu hơn về nghệ vàng, quan tâm thường xuyên sử dụng nghệ vàng chủ yếu để phòng bệnh mà chẳng có hại gì vì không có tác dụng phụ. Để tiết kiệm tiền không phải mua tinh bột nghệ vì mục đích phòng bệnh là chính, chúng tôi mua củ nghệ vàng về thái, phơi khô rồi xay (dùng máy xay sinh tố, bộ phận chuyên xay bột, xay cà phê...) độ 1 phút là thành bột dùng dần, dùng không hạn chế như cho vào cháo, cho vào thức ăn, ăn cùng mật ong. Mới đầu dùng ít để làm quen dần với mùi hăng khó ăn, sau tăng dần cho phù hợp khẩu vị. Bây giờ chúng tôi còn dùng nghệ tươi thái nhỏ cho vào nấu cơm, thường xuyên ăn cơm nghệ vàng để phòng bệnh.
Tóm lại, nghệ vàng là vị thuốc quý, có tác dụng phòng nhiều bệnh, chữa được nhiều bệnh và một số bệnh ung thư. Mọi người nên thường xuyên ăn nghệ vàng, nhất là người trung niên, người cao tuổi lại càng cần tăng cường hơn để phòng bệnh, chữa bệnh mà chưa thấy các tác dụng phụ có hại gì; nữ giới nên dùng để phòng ngừa ung thư vú, khi bị ung thư rồi cũng nên dùng để phòng ngừa di căn.
Người sưu tầm đã thường xuyên áp dụng thấy tốt, thực tế đã bị ung thư da phải cắt bỏ tại Bệnh viện K Hà Nội, không thấy tái phát đã 2 năm nay, chẳng có hại gì, xin thành tâm phổ biến để cùng ứng dụng.
Đây là một ứng dụng của Nghệ vàng, mời mọi người tham khảo
Trả lờiXóaNgười phụ nữ chiến đấu với ung thư bằng gia vị, thực phẩm
Chị Vicky Sewart (người Anh) đã từ chối dùng một loại thuốc mạnh điều trị ung thư vú, thay vào đó là một chế độ ăn đặc biệt ít béo, nhiều hoa quả và nghệ vàng để đối phó với tình trạng này.
Vicky chọn một loạt các thức ăn vốn được coi là "siêu thực phẩm", trong đó có nghệ vàng - loại gia vị mà cô khẳng định là "khiến các tế bào ung thư tự sát".
Giờ đây, 4 năm đã trôi qua và không hề có dấu hiệu ung thư trở lại, người phụ nữ 44 tuổi này đang trở thành tâm điểm của một dự án nghiên cứu về tác dụng của lối sống, nhằm giúp các nạn nhân khác của căn bệnh này.
Chị Vicky Sewart đã sử dụng một chế độ ăn đặc biệt để đối phó với ung thư vú. Ảnh: Telegraph.
Sau khi được chẩn đoán một khối u ác mọc nhanh, chị Vicky (ở Devon, Anh) đã trải qua hóa trị, xạ trị và phẫu thuật cắt bỏ một bên vú và một khối u bạch huyết vào tháng 6/2008.
Nhưng sau đó, chị đã gây sốc cho các bác sĩ và gia đình khi từ chối dùng thuốc Tamoxifen để làm giảm các triệu chứng bệnh - và cho biết sẽ dùng chế độ ăn làm "thuốc" chữa bệnh.
"Thật là bất thường khi bệnh nhân ung thư vú từ chối dùng thuốc này", Vicky nói. "Khi tôi báo với bác sĩ rằng tôi không muốn dùng nó, họ chỉ khuyên tôi nên nên giữ để oestrogen tránh xa cơ thể - vốn là nguyên lý tác dụng của loại thuốc này. Họ hoàn toàn không nói chế độ ăn sẽ làm gì đó để chống lại được bệnh ung thư, dù theo cách nào đi nữa".
"Chuyện đó xảy ra 4 năm trước và tôi nghĩ thái độ của bác sĩ giờ đang thay đổi, vì thế mà những ý tưởng như vậy đang được áp dụng song hành với việc điều trị bình thường".
"Tôi cực kỳ chắc chắn rằng chế độ ăn đã hỗ trợ cho sự phục hồi của tôi", chị nhấn mạnh.
Tinh chất Curcumin có trong nghệ vàng có tác dụng hủy diệt tế bào ung thư.
Vicky đã tìm hiểu các loại thực phẩm, mà theo đồn đại, có thể hỗ trợ cho các bệnh nhân ung thư. Đầu tiên, chị tạo cho mình chế độ ăn rất nghiêm ngặt. Chị trở thành người ăn chay trường và cắt toàn bộ các thực phẩm từ sữa. Chị cũng bổ sung các "siêu thực phẩm" vào bữa ăn, sử dụng hầu hết các thực phẩm hữu cơ (sạch, không hóa chất).
Thực đơn của chị gồm hoa quả, rau củ và nước trái cây, nghệ vàng - vốn được biết đến với tác dụng khiến các tế bào ung thư "tự sát", gừng và tỏi.
Chị cũng tự tạo kem dưỡng da từ các thành phần tự nhiên, dùng các loại bột giặt và chất tẩy không có hóa chất. Ngoài ra, chị tập thể dục ở mức độ vừa phải.
Vicky đưa ra quyết định từ chối sử dụng Tamoxifen là vì sợ những tác dụng phụ của nó. "Tôi không muốn phải lo lắng về điều này, tôi muốn tự do", chị tâm sự với Telegraph.
Trên cơ sở trường hợp của chị, Viện nghiên cứu ung thư Anh đang tìm hiểu tác dụng của lối sống trong việc ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú sau phẫu thuật. Đây là công trình lớn nhất thuộc loại này trên thế giới, liên quan tới 56 bệnh viện trên khắp đất nước và 3.400 người từng mắc bệnh.
Trong 4 năm qua, Vicky đã cung cấp mẫu máu và nước tiểu, đồng thời điền bảng câu hỏi về thể trạng, chế độ ăn và lối sống cho nghiên cứu này.
Chị còn 1 năm thử nghiệm nữa và dự kiến các kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào năm tới. Vicky hy vọng sẽ đánh dấu 5 năm hồi phục của mình vào tháng 8/2013, và sẵn sàng để lập gia đình vào tháng 9.
Tiến sĩ Steve Kelly, một chuyên gia về ung thư vú tại bệnh viện Derriford, cho biết: "Có 3 điều mà các bệnh nhân ung thư vú có thể giúp mình, nó không đảm bảo bạn sống sót, nhưng nó sẽ hỗ trợ. Đầu tiên, luyện tập thể dục 30 phút vào 3 ngày trong tuần. Thứ hai là không tăng cân và thứ ba là giảm lượng mỡ ăn vào. Những điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát. Với bệnh nhân này, hiện mới chỉ có 4 năm và vẫn còn sớm để nói trước điều gì".