Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Kim Tiền Thảo


Đặt muaKIM TIỀN THẢO tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 50,000 đ/kg 

Kim tiền thảo có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Mắt trâu, vảy rồng, mắt rồng, đồng tiền lông. Là một loại cây cỏ mọc hoang ở các vùng rừng núi và được trồng bằng hạt làm thuốc. Thu hái chủ yếu vào mùa hè thu, dùng tươi, phơi hoặc sao khô. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, dãn mạch, hạ huyết áp. Nhưng công dụng chủ yếu của Kim tiền thảo là lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, …

Tác dụng chữa bệnh của kim tiền thảo?
Kim Tiền Thảo
 Với sỏi túi mật Thành phần chính cấu tạo sỏi túi mật là Cholesterol. Cholesterol muốn hòa tan trong dịch mật phải nhờ có một lượng chất lecithin và acid mật nhất định. Khi nồng độ cholesterol tăng mà nồng độ lecithin và acid mật thấp không đủ để hòa tan cholesterol thì cholesterol sẽ kết tụ lại tạo nên sỏi. Đối với gan mật, kim tiền thảo có tác dụng tăng cường sự phân tiết dịch mật. Cho nên chỉ với liều lượng từ 15 – 30g, sắc uống hàng ngày sẽ có tác dụng điều tiết nồng độ cholesterol và nồng độ lecithin, acid, tránh xảy ra hiện tượng chênh lệch nồng độ giữa các thành phần kể trên, từ đó tránh được hiện tượng kết tụ sỏi trong túi mật. Với sỏi đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu là một bệnh thường gặp trong cộng đồng, bệnh có thể là cấp tính, mạn tính. Sỏi đường tiết niệu có một hay nhiều triệu chứng như: Đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận, đái ra máu, đái buốt, đái rắt và nếu để lâu có các biểu hiện ứ nước, ứ mủ ở thận, hay suy thận cấp hay mạn tính. Kim tiền thảo khi kết hợp với một số vị thuốc khác có nhiều tác dụng ưu việt như:

Kim tiền thảo kết hợp với hạt mã đề, thạch vĩ, hải kim sa, ngưu tất, hậu phác…có tá dụng thúc đẩy sự bài xuất sỏi ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Không gây đau đớn như phẫu thuật lại có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát.
 Kim tiền thảo kết hợp với sinh địa, mộc thông, cam thảo cháy…có tác dụng chữa sỏi kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu.
 Kim tiền thảo kết hợp với mã đề, ý dĩ, ngưu tất, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim…có tác dụng chữa sỏi đường tiết niệu gây sung huyết, chảy máu.
Kim tiền thảo kết hợp với ngải cứu, kê nội kim có tác dụng chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không tiểu buốt, tiểu dắt.
Với trường hợp sau phẫu thuật, có thể tiếp tục dùng kim tiền thảo sắc uống để phòng ngừa sỏi niệu tái phát.

Y Dĩ


Đặt mua Y DĨ tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 36,000 đ/kg    

Mô Tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao chừng 1 - 1,5m. Thân nhẵn bóng, có vạch dọc. Lá dài hẹp, đầu nhọn như lá mía, dài khoảng 10 –4 0cm, rộng 1,4 - 3cm, có gân song song nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới, ba nhị. Quả đĩnh bao bọc bởi bẹ của 1 lá bắc. Mọc hoang ở nơi ẩm mát, ven suối. Một số tỉnh đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu. Thu hái: Hoảng tháng 8 – 10 khi quả gìa. Cắt cả cây, phơi khô, đập cho rụng hạt, bỏ vỏ cứng và màng ngoài, chỉ lấy nhân.

Ý Dĩ (Semen Coicis) 
Dược liệu trung quốc
Tên thuốc: Ý dĩ
Tên gọi khác: Giải lễ (Bản Kinh), Dĩ thực, Dĩ mễ, Mễ châu (Biệt Lục), Ý mễ nhân, Ý châu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thảo ngư mục, Ngọc mễ, Khởi mục, Châu tử nhan, Bồ lô Ốc viêm, Hữu ất mai, Ý thử, Cảm mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hồi hồi mễ, Tây phiên thuật, Thảo châu chi (Cứu Hoang Bản Thảo), Cống mễ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Tên khoa học: Coix lachryma jobi L.-Họ khoa học: Họ Lúa (Poaceae).

Thu hái:

Hoảng tháng 8 – 10 khi quả gìa. Cắt cả cây, phơi khô, đập cho rụng hạt, bỏ vỏ cứng và màng ngoài, chỉ lấy nhân.
Phần dùng làm thuốc:  Nhân khô (Semen Ciocis). Loại hạt to, béo, mầu trắng là tốt.

Mô tả dược liệu:

Hình cầu bầu dục hoặc cầu tròn, phía đáy tương đối rộng, hơi bằng, phía đỉnh tròn đầy, dài 0,5 – 0,65cm, rộng 0,3 – 0,5cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc trắng vàng, mặt sau có một đường rãnh dọc sâu, rộng lòng, rãnh sù sì, mầu nâu, phần cuống lõm vào,  trong đó có một nốt nhỏ mầu nâu. Chất cứng, đập vỡ ra có mầu trắng, có bột. Không mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).

Bào chế dược liệu:

Dùng sống hoặc sao với cám (cứ 50kg Ý dĩ dùng 5kg cám), sao cho hơi vàng, bỏ cám đi, để nguội dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản dược liệu:

Để nơi thoáng gió, khô ráo, dễ mọt.

Thành phần hóa học:

+ Coixol, Coixenolide, Vitamin B1, Leucine, Lysine, Arginine (Trung Dược Học).
+ Coixenolide, Đản bạch 13-14%, Chất béo 2-8%, Linoleic acid 25-28%, Palmitic acid 27-28%, Stearic acid, Cis-8-Octadecenoic (Loeman Kil và cộng sự, C A 1978, 89: 3147b).
+ a-Monoolein (Tokuda H và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (6): 653).
+ Cis-,Transferuloylstigmastenol, Cis-, Erans-Feruloylcampes tenol (Kondoa Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (8): 3147).
+ Coixan A, B, C (Takashi M và cộng sự, Planta Med 1986, 52 (1): 64).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Dầu trích từ Ý dĩ nhân với liều tương ứng có tác dụng lên hệ hô hấp. Liều thấp thuốc gây kích thích hô hấp, liều cao thuốc ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm gĩan phế quản (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên tế bào khối u: Có một số báo cáo cho rằng Ý dĩ nhân có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên cơ vân: Từ những năm 1920, thực nghiệm cho thấy dầu trích Ý dĩ  chích cho ếch thấy có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này liên hệ với cơ trơn nhưng không ảnh hưởng đến thần kinh. Chất Coixol có tác dụng thư gĩan đối với cơ trơn (Trung Dược Học).

Độc tính:

Liều gây độc của Ý dĩ đối với chuột nhắt là 5-10g/kg (chích dưới da) và ở thỏ là 1-1,5g/kg [chích tĩnh mạch] (Trung Dược Học).

Tính vị:

+ Vị ngọt, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Tính bình (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn (Bản Thảo Kinh Tập Sơ).

Quy kinh:

. Vào kinh Phế, Đại trường, Tỳ, Vị, Can (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
. Vào kinh túc dương minh Vị, thủ thái âm Phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
. Vào kinh Tỳ, Thận, Phế (Bản Thảo Cương Mục).

Tác dụng, chủ trị:

+ Chủ gân co rút cấp, không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khí, uống lâu làm cơ thể nhẹ nhang, ích khí (Bản Kinh).
+ Trừ tà khí bất nhân ở gân xương, lợi trường vị, tiêu thủy thủng, người thường nên ăn (Biệt Lục).
+ Năng trị nhiệt phong, gân mạch co rút cấp. Chủ phế nuy, phế khí, nôn ra mủ máu, ho, đờm nghịch lên, phá ngũ tạng kết độc (Dược Tính Luận).

Kiêng kỵ:

+ Có thai không dùng (Phẩm Hối Tinh Yếu).
+ Người táo bón, hơi thở ngắn, hàn nhập vào gân, Tỳ hư không có thấp: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thận thủy bất túc,Tỳ âm bất túc, khí hư hạ hãm, có thai: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
- Tân dịch khô, táo bón, có thai: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 80g.
Lợi thấp: Dùng sống. Kiện Tỳ: sao lên.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị cơ thể đau nhức do phong thấp, cứ đến quá trưa về chiều thì bệnh lại tăng hơn: Ma hoàng 120g, Hạnh nhân 30 hột, Cam thảo 40g, Ý dĩ 40g. sắc với 4 chén nước còn 1,5 chén, gạn lấy nước để riêng. Cho thêm 3 chén nước nữa sắc còn 1 chén. Hợp chung 2 chén thuốc lại sắc còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống (Ma Hoàng Hạnh Nhân Ý Dĩ Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị trường ung chưa vỡ mủ: Ý dĩ 40g, Phụ tử 8g, Bại tương 40g, sắc uống (Ý Dĩ Phụ Tử Bại Tương Tán – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị trường ung chưa vỡ mủ: Ý dĩ 40g, Bại tương 24g, Sinh địa 60g, Thược dược 48g, Đan sâm 48g, Mẫu đơn bì 24g, Cát cánh 40g, Mạch môn 40g, Cam thảo 24g, Phục linh 24g, Sinh khương 24g, sắc uống (Ý Dĩ Bại Tương Thang – Thiên Kim phương).
+ Trị tự nhiên họng sưng đau, làm như có nhọt sưng: ý dĩ nhai nuốt là khỏi (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị nóng nẩy, giận dữ, tiểu buốt: Ý dĩ mễ 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén. Thêm Cam thảo 16g hoặc Nho khô 40g, nấu sôi, bỏ bã, uống (Y Học Nhập Môn).
+ Trị ngực đau bên này chạy sang bên kia: Ý dĩ, Ngũ gia bì, Ngưu tất, Thạch hộc, Sinh địa, Cam thảo, sắc uống (Phổ Tế phương).
+ Trị phế nuy phát quyết: Ý dĩ nhân, Mộc qua, Thạch hộc, Tỳ giải, Hoàng bá, Sinh địa, Mạch môn. Tùy liều lượng mà phân ra quân thần tá sứ. Cân tất cả khoảng 120-160g, tán bột, uống với nước sôi hoặc nấu kỹ 3 lần, lấy khoảng 2,5 chén, chia làm 3 lần uống (Phổ Tế phương).
+ Trị lãnh khí: Ý dĩ, gĩa cho thật sạch, nấu như cơm ăn thường ngày (Phổ Tế phương).
+ Trị thủy thủng, suyễn: Úc lý nhân 80g, gĩa nát, lọc lấy nước cốt. Dùng nước đó nấu với Ý dĩ thành cơm, ăn ngày 2 lần (Độc Hành phương).
+ Trị phế nuy, ho khạc ra mủ, máu: Ý dĩ nhân 400g, gĩa cho vỡ ra, lấy nước nấu cạn 3 phân còn 1 phân, thêm ít rượu, uống. Uống nhiều mới có công hiệu (Mai Sư phương).
+ Trị phế nuy, thường khạc ra máu: Ý dĩ nhân 3 chén, gĩa nát, sắc với 5 chén nước còn 2 chén, thêm ít rượu ngon, chia làm 2 lần uống (Tế Sinh phương).
+ Trị phong thũng ở tỳ, miệng môi sưng phù:  Chích thảo, Phòng kỷ, Xích tiểu đậu (sao),
Ý dĩ nhân (sao). Lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 16g, thêm gừng 3 lát, sắc uống ấm (Ý Dĩ Nhân Thang – Tế Sinh phương).
+ Trị đờm thấp, ho:  Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Ý dĩ nhân 120g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn (Ý Dĩ Nhân Thang – Nho Môn Sự Thân).
+ Trị răng đau, răng sâu: Ý dĩ nhân, Cát cánh, nghiền nát thành bột nhuyễn, nhét vào chỗ răng đau (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị trường ung (ung nhọt ở ruột):  Bại tương 2g, Phụ tử             0,8g, Ý dĩ nhân 4g. Tán bột. Dùng 4g, sắc nước uống hết 1 lần (Ý Dĩ Phụ Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị trẻ nhỏ can khí quá yếu, gân cơ mỏi yếu, tay chân không có sức: Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, Tần cửu,  Toan táo nhân, Ý dĩ nhân. Lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 4-6g (Ý Dĩ Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
+ Trị lạc huyết (nôn ra máu...): Phổi heo (nấu chín), Ý dĩ nhân. Nấu ăn lúc đói (Ý Dĩ Nhân Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư). 
+ Trị trẻ nhỏ tay mềm:  Đương quy 40g, Khương hoạt 40g, Phòng phong 40g, Toan táo 40g, Ý dĩ nhân 40g. Tán nhỏ, làm hoàn. Ngày uống 4g (Ý Dĩ Hoàn – Ấu Ấu Tu Tri).
+ Trị trẻ nhỏ đầu bị lở loét, các chứng ghẻ lở do thai bị nhiễm độc:  Đại hoàng            15g, Thổ phục linh 60g, Ý dĩ nhân 30g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn lớn. Ngày uống 1 viên (Ý Dĩ Nhân Viên – Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển).
+ Trị phù thũng do kém dinh dưỡng: Ý dĩ 80g, tán bột, nấu với Gạo thành cháo ăn (Ý Dĩ Nhân Chúc - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thấp trệ, phù thũng, tiểu ít: Ý dĩ, Đông qua bì, Xích tiểu đậu đều 40g, nấu cháo ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thấp uất ở kinh mạch, người nóng đau, mồ hôi nhiều, tiểu không thông: Ý dĩ 20g, Trúc diệp 12g, Hoạt thạch 16g, Thông thảo 8g, Phục linh 12g, Liên kiều 12g, Bạch khấu nhân 4g, sắc uống (Ý Dĩ Trúc Diệp Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế ung, ho ra đờm mủ tanh hôi: Ý dĩ 80g, Lô căn 40g, Đông qua nhân 24g, Đào nhân 8g, sắc uống (Thiên Kim Vi Hành Thang).
+ Trị Tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy: Ý dĩ 40g, Xa tiền tử 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hoa hòe



Đặt mua HOA HÒE tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 280,000đ/kg   

Hoa hòe - vị thuốc dân gian nhiều công năng

Hoa hòe còn gọi là hoa mễ, hòe hoa. Hoa hòe có tên khoa học Sophora japonica L, thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Trong dân gian thường dùng hoe hòe (Plos Sopharae japonicae) đã nở rồi phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20120427-105254-1-hoa-heo-kho.jpeg
Cây hoa hòe cao khoảng 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7 đến 17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm mầu vàng trắng. Quả là một giáp dài hoặc hơi cong, giữa các hạt quả hơi thắt lại. Mùa hoa vào các tháng 7, 8, 9. Cây thường mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta và thường dùng để uống cho "mát". Hằng năm ở nước ta hoa hòe được thu mua với số lượng lớn. Gần đây hoa hòe được xuất khẩu nên được nhiều nơi trồng. Cây trồng bằng nhiều hạt hoặc đâm cành. Cây sống lâu, càng những năm sau thu hoạch càng cao. Hoa phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất, phơi hay sấy khô dùng làm thuốc.


Trong hoa hòe có Rutin, một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ. Theo tài liệu cổ: Hoa hòe có vị đắng tính bình, quả đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Theo Nhật hoa tử bản thảo thì hoa hòe trị "năm loại trĩ, tâm thống, mắt đỏ, trừ sán lãi, nhiệt trong bụng, trị phong ở da, trị phong ngoài da, trường phong tả huyết, xích bạch lĩ". Còn Bản thảo cương mục cho rằng "Hoa hòe sao thơm nhai nhiều trị mất giọng và hầu tý (đau họng), trị được nục huyết, thổ huyết, băng trưng lậu hạ".

Một số bài thuốc dùng hoa hòe:

Trị vảy nến: Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày hai lần, dùng nước sôi để nguội uống sau bữa cơm.

Chữa viêm loét: Hoa hòe 15g, Kim ngân hoa 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương viêm loét về mùa hè có thể dùng hoa hòe 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị nhiều lần trong ngày.

Trị mụn nhọt mùa hè: Dùng hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1.500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa hai, ba lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau.

Chữa tăng huyết áp: Hoa hòe 25g, Tang ký sinh 25g, Hạ khô thảo 20g, Cúc hoa 20g, Thảo quyết minh 20g, Xuyên khung 15g, Địa long 15g, sắc uống ngày một thang, ngày uống ba lần. Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g; đau ngực gia đan sâm 20g, qua lâu nhân 25g; có cơn đau thắt ngực gia huyền hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g.

Đại tiện ra máu: Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới và Chỉ xác, mỗi vị 45g, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm. Hoặc: Hoa hòe 60g, Địa du 45g, Thương truật 45g, Cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 6g.

Chữa băng huyết, khí hư : Hoa hòe lâu năm 30g, Bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết; hoa hòe sao, mẫu lệ nung, mỗi vị 30g, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư mầu trắng).

Trị bệnh trĩ: Hoa hòe 12g, Trắc bá than 12g, Kinh giới 8g, Chỉ xác 12g tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống.

Chữa khó ngủ: Hòe hoa, hạt muỗng mỗi vị 40g, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng 8g, uống làm hai lần.

THÁI KIỀU NGÂN

Hà Thủ Ô



Đặt mua HÀ THỦ Ô  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 


ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 200,000đ/kg   



Hà thủ ô đỏ ha-thu-o-doTên khoa học:
Radix Fallopiae multiflorae
Nguồn gốc:
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ, còn gọi là Dạ giao đằng (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum L.), họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng đồi núi nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Anthranoid, tanin, lecithin.
Công dụng:
Bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, sớm bạc tóc, mẩn ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-20g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.
Ghi chú:
Hà thủ ô trắng là rễ củ của Dây sữa bò (Streptocaulon juventas Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can thận.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Lấy Hà thủ ô đã cắt miếng cho vào  chậu, đổ rượu ngon vào   tẩm một đêm, cứ  10kg Hà thủ ô thì dùng 2,5kg rượu. Ngày hôm sau bỏ vào  chõ đồ 4 giờ. Lấy ra phơi râm cho khô. Lại tẩm lại đồ hai lần nữa là  được. Miếng Hà thủ ô sẽ thành sắc đen nâu.
Theo kinh nghiệm VN:
. Rửa sạch, ngâm nước vo gạo 1 ngày đêm. Rửa lại đổ nước đậu đen vào  cho ngập (1kg Hà  thủ ô, 100g đậu nấu với hai lít nước cho nhừ nát). Nấu cho đến khi gần cạn (nên đảo luôn cho  được chín đều), củ trở nên mềm, lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi khô, nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết (cách này  thường dùng).
. Muốn cho kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng cửu sái.
. Khi đun nấu, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cu để khỏi cháy khét.
. Hà thủ ô đỏ ( có thể thêm Hà thủ ô trắng Tylophorajuventas Woodson, Họ Thiên lý). Mỗi thứ đều nhau, ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm, ngày thay nước gạo một lần. Cạo bỏ vỏ Hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi cho dược liệu vào  chõ, cứ 1 lượt hà thủ ô 1 lượt đậu đen, đồ cho chín nhừ đậu đen; bỏ đậu đen lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ; làm như vậy (phơi, đồ) 9 lần. Cuối  cùng lấy hà thủ ô thái hay bào phiến hay sấy khô và tán bột.
. Rượu Hà thủ ô: sau khi bào chế rồi, tán bột, bỏ vào  trong túi vải, ngâm rượu 40o trong 10 ngày với tỷ lệ 1/4. Lọc pha thêm si rô đơn càng tốt (nửa rượu Hà thủ ô với 1 si rô). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 60ml trước bữa ăn.
Bảo quản: để nơi khô ráo, năng đem phơi vì dễ bị mọt. 

Trà cung đình Huế

UDK - Đại lý trà cung đình Huế tại Hà Nội
Đặt mua TRÀ CUNG ĐÌNH  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: Bằng giá bán tại Huế.    


Trong thành phần của Trà Cung Đình Huế bao gồm rất nhiều loại thảo dược, ví như: Atisô, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Hoài sơn, Đẳng sâm, Đại táo, Hồng táo, Hồi hoa, Cam thảo Bắc, Hoa lài, Hoa hòe, Thảo quyết minh, Khổ qua, Kỷ tử, Vối nụ, Tim sen. Mỗi vi thảo dược có một chức năng một công dụng riêng, tác dụng đến từng bộ phận của cơ thể. Khi tinh chế lại với nhau theo một bí quyết gia truyền sẽ tạo ra một sản phẩm độc nhất vô nhị về công dụng, bao gồm:
* Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ.
* Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cholestorol.
* Bổ khi huyết, thanh nhiệt, giảm độc, mát gan, đẹp da, hết mụn.
Ngoài ra, sản phẩm này còn tốt cho những người mắt yếu, tiểu đường, sỏi thận. Đặc biệt rất thích hợp với phụ nữ.
Trà Cung Đình - Bảo vệ long thể của bạn
Trà Cung Đình là một dược thảo quý hiếm được tinh chế bởi 16 vị thảo dược Cung Đình. Đây là sản phẩm gia truyền chỉ có tại Cơ sở sản xuất Trà Cung Đình Đức Phượng với công dụng vượt trội và khi đưa ra thị trường đã được hàng triệu người trong nước cũng như nước ngoài sử dụng, với một bí quyết riêng đã tạo nên một thương hiệu Nhất Dạ Đế Vương về Trà.
Uống thường xuyên sản phẩm Trà Cung Đình sẽ ngăn ngừa và hổ trợ điều trị được nhiều loại bệnh giúp chúng ta sống vui sống khỏe, sống trường thọ, hạnh phúc với gia đình, bà con, bạn bè và con cháu.
Theo các bác sỹ thì các chứng bệnh huyết áp cao, tiểu đường, đau đầu, mất ngủ, tim hồi hộp là những sát thủ thầm lặng tàn phá cơ thể con người, làm cho chất lượng cuộc sống của chúng ta bị suy giảm rõ rệt. Chính vì vậy sản phẩm Trà Cung Đình sẽ là khắc tinh của những căn bệnh trên và sẽ đồng hành cùng với bạn trên mỗi chặng đường của cuộc sống, giúp bạn đẩy lùi những hiểm họa do những căn bệnh trên gây nên. Và khi bạn có sức khỏe thì hạnh phúc và thịnh vượng sẽ đến với bạn:
  

Loại G8 - Siêu ngon TLT: 250g - Giá: 35,000VND, 500g - Giá 70,000vnd


Loại G9 - Siêu xịn TLT: 250g - Giá: 40,000VND  500g - Giá 70,000vnđ


Trà Cung Đình Huế -  Túi lọc Nhất Dạ Đế Vương
KLT: 2.5g x 25gói - Giá: 50,000VND

 Trà Cung Đình hộp - Siêu cấp TLT: 250g 
Giá: 50,000VND




  Trà Cung Đình hộp - Siêu cấp TLT: 500g
Giá: 100,000VND

Quả dứa dại



Đặt mua QUẢ DỨA DẠI  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 50,000đ/kg   

Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:

1. Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng...

- Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương.

- Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ.

- Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống.

- Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.

2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo...

- Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống.

3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...

- Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống.

- Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.

- Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống.

- Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.

4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.

- Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống.

- Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp...

ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

Chè Đắng


Đặt mua CHÈ ĐẮNG  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 200,000đ/kg  

Tên khác: Khổ đinh trà, Cây bùi, chè Khôm, chè Vua.

Tên khoa học: Ilex kaushue S. Y. Hu = Ilex kudingcha C. J. Tseng., họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae).

Mô tả: Cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m. Cành và cuống hoa có lông tơ thưa, phiến lá dài 13-16cm, rộng 5-6cm, gân bên rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa mọc tụm là dạng chùm giả với trục cụm hoa dài gần 1cm; đài của hoa đực hình đĩa; nhị ngắn hơn cánh hoa.

Bộ phận dùng: Lá, búp.

Phân bố: Chè đắng phân bố ở Lào Cai (núi Hàm Rồng, thị xã Sa Pa ), Cao Bằng (Nguyên Bình: Mai Long; Hạ Lang: An Lạc, Đồng Loan, Đức Quang; Thái Đức: Quảng Hoà, Mỹ Hưng, Tiên Thành; Thạch An: Đức Xuân, Nà Tục, Tục Ngã, Pắc Lùng) Hào Bình (Yên Thuỷ, Phố Sấu), Ninh Bình (Cúc Phương, Đồng Cơn). Còn ở Trung Quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Nam tới đảo Hải Nam ).

Thành phần hoá học: Flavonoid, saponin...

Công năng: Tán phong nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường tiêu hóa.

Công dụng: Kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ, dùng lâu tăng sức khoẻ.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g, hãm uống như chè.

Chú ý: Gần đây Chè đắng đang được nghiên cứu đưa vào trồng trọt, sản xuất, chế biến với số lượng lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Chè Dây

Đặt mua CHÈ DÂY  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 55,000đ/kg  



Chè dây còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ..., có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch, thuộc họ nho (Vintaceae). Đây là một loại cây leo, mọc hoang ở trong rừng Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày. Nước chè dây có mùi thơm, vị ngọt, uống khá dễ chịu. 


Theo y học cổ truyền, chè dây vị ngọt tính mát, có công dụng thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp... Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương. 


Trên cơ sở thừa kế kinh nghiệm của đồng bào dân tộc, các nhà khoa học nước ta đã đi sâu khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về chè dây trong điều kiện bệnh lý viêm loét dạ dày-hành tá tràng, với sản phẩm viên nang Ampelop. Loại thuốc này về thành phần chủ yếu là cao chè dây (80% flavonoid) có tác dụng tiệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter pylori (tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày-hành tá tràng), giảm tiết axit dịch vị, chống viêm giảm đau và làm liền sẹo nhanh ổ loét. Ngoài ra Ampelop còn có tác dụng an thần. 


Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của chè dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin..., cao chè dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy chè dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng. 

Diệp Hạ Châu


Đặt mua DIỆP HẠ CHÂU  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com, 
Skype, yahoo: uongdekhoe
Giá: 60,000đ/kg

Diệp hạ châu trị bệnh gan

Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm đang ảnh hưởng đến khoảng 400 triệu người trên thế giới, quá trình điều trị, chữa bệnh bằng tây y rất tốn kém kể cả những phản ứng phụ không thể tránh được. Những năm gần đây, ở Việt Nam rộ lên phong trào sử dụng diệp hạ châu để chữa bệnh gan… Vậy công dụng, hiệu quả như thế nào?

Cây thuốc quý

Diệp hạ châu (DHC) là tên thường gọi của 2 cây Phyllanthus amarus và Phyllanthusnituri thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), ở Việt Nam thường được gọi là cây hay cam kiềm, cỏ trân châu, rút đất, diệp hòa thái… Trong dân gian, chúng thường gọi là cây chó đẻ răng cưa vì người ta thường thấy sau khi chó mẹ sinh con, chúng thường tìm đến những cây thuốc này để ăn... DHC cao từ 30 - 60 cm, thân thẳng, lá mọc so le, có nhiều quả hình tròn như hạt ngọc; là cây mọc hoang tại Việt Nam và các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng giải độc, mát gan, giúp sáng mắt, trị phù thũng, ứ nước, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng …

Tán sỏi

DHC là cây thuốc phổ biến được sử dụng từ lâu đời ở Nam Mỹ chủ yếu trị các bệnh sốt rét, phù thũng, cảm cúm, lở loét… Đặc biệt, các vị pháp sư từ xa xưa đã phát hiện tác dụng đặc biệt của DHC là làm tiêu sỏi trong các chứng bệnh sỏi mật, sỏi thận. Họ đặt tên cho DHC là cây tán sỏi. Sau này khoa học đã chứng minh những hoạt chất của DHC có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium oxalate cũng như giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành, giúp tăng tiết mật và dãn cơ.

Giải độc và chữa viêm gan

Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm đã và đang ảnh hưởng đến gần 400 triệu người trên thế giới mà việc chữa chạy bằng tây y rất tốn kém và kèm theo nhiều tác dụng phụ. Việc sử dụng cây cỏ từ thiên nhiên là một giải pháp rất đáng lưu ý, rẻ và cho hiệu quả tốt.

DHC được dùng làm thuốc từ trên 2.000 năm nay. Nhưng giải độc và điều trị viêm gan là một trong những công dụng thu hút được nhiều sự quan tâm nhất ở DHC chỉ mới bắt đầu từ những năm 1980 trở lại đây. Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em viêm gan truyền nhiễm của Ấn Độ đã cho kết quả hứa hẹn sau 30 ngày uống DHC (900 mg/ngày), 50% yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể của bề mặt viêm gan B) đã mất đi. Nghiên cứu của các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…, cho thấy tác dụng điều trị bệnh gan, viêm gan siêu vi mãn là do Phyllanthin, Hypophyllanthin và Tricacontanat giúp phục hồi chức năng gan và ức chế sao chép siêu vi B.

Cây diệp hạ châu, còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. 
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm DHC dưới dạng thuốc viên, thuốc bột hoặc được sản xuất dưới hình thức trà uống tiện dụng. DHC có 2 loại: đắng và ngọt, loại đắng có chứa nhiều chất chống ô xy hóa có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật, giải độc gan, điều trị viêm gan siêu vi B cao hơn loại ngọt. Trong thực tế, DHC sử dụng với một số thảo dược khác làm tăng tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, sử dụng riêng DHC cũng chữa khỏi viêm gan với liều dùng từ 900 - 2.700 mg (dạng bột) trong 3 tháng liên tục hoặc dùng 10 - 20 g loại đã sấy khô, chế biến thành trà pha với 1.000 ml nước nấu sôi, dùng trong ngày.
Muốn việc điều trị bệnh gan bằng DHC đạt hiệu quả cao, bản thân người mắc bệnh gan phải bỏ hẳn rượu, bia; thực hiện việc phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau củ quả, trái cây và năng vận động, tập luyện thể thao, đi bộ…

TS Nguyễn Phương Dung (Trường ĐH Y Dược TPHCM)

Cam Thảo


Đặt mua CAM THẢO  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. 
ĐT 0913311631, email:uongdekhoe@gmail.com
Giá: 160,000đ/kg


Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu
Tên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.

A. Mô tả cây

Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

B. Tác dụng dược lý

1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.

2. Tác dụng như coctison

Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.

3. Tác dụng của Cam thỏa: Nhiều người dùng cam thảo như một thức uống thay trà mà vẫn chưa biết đến những lợi ích của cam thảo với sức khoẻ.


3.1. Điều trị loét dạ dày

Cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì dùng cam thảo điều trị thành công bệnh viêm loét dạ dày lên đến 91%.

Thời gian điều trị cần thiết là từ 8 - 16 tuần phụ thuộc vào tình trạng hồi phục nhanh hay chậm của bệnh nhân. Nên dùng cam thảo trước bữa ăn từ 20 - 30 phút để phát huy tối đa hiệu quả điều trị loét, cam thảo đóng vai trò như một lớp áo lót bên trong giúp bảo vệ dạ dày khỏi viêm loét.

3.2. Điều chỉnh cân nặng

Cam thảo có tác dụng điều chỉnh cân nặng vì nó giúp duy trì mức độ acid trong dạ dày

3.3. Điều trị các bệnh đường hô hấp

Trong cam thảo có chất chống dị ứng nên điều trị các rối loạn về đường hô hấp rất hiệu quả.

3.4. Chống viêm

Cam thảo hoạt động với tác dụng chữa viêm và chống dị ứng lại không gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

3.5. Chống sốt

Cam thảo có vai trò như một loại thuốc bổ giúp ngăn ngừa các bệnh sốt.

3.6. Hiệu quả trong điều trị các bệnh
- Herpes
- Bệnh gan mãn tính, viêm gan và xơ gan
- Bệnh thấp khớp
- Các triệu chứng của thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh
- Giảm đường huyết
- Nhuận tràng và lợi tiểu
- Chống các cơn co thắt.

Lưu ý: Những người cao huyết áp và bị các bệnh về gan không nên dùng cam thảo vì dùng cảm thảo nhiều gây tích nước và tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Liều lượng nên dùng là 1-2gr rễ cam thảo và 0,25-0,5 gr chiết xuất cam thảo mỗi ngày.

Bột nghệ vàng

Đặt mua BỘT NGHỆ VÀNG  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT 091 33 11 631, email:uongdekhoe@gmail.com
Giá: 110,000 đ/kg


Khoa học và Đời sống - Trong cuộc sống, nhân dân ta thường dùng nghệ vàng để bôi lên da non cho mau liền da không bị nhiễm khuẩn, nhiều người dùng bột nghệ vàng mật o­ng để chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh về viêm túi mật, sỏi mật. Tuy nhiên, nhiều người chưa có dịp để hiểu sâu hơn ở góc độ khoa học về tác dụng của nghệ vàng.



Một hôm, tôi đến chơi nhà ông bạn trước kia là nhà giáo mà gia đình có nghề lang gia truyền, đã bỏ nghề dạy học đi học Đông y, nay hành nghề Đông y cũng có tiếng, tham gia thường trực trong Hội đồng Đông y Việt Nam, tôi chứng kiến cả nhà thường xuyên nấu cơm bằng nước nghệ vàng, hấp nghệ vàng để ăn như ăn khoai để nhấn mạnh và chứng tỏ rằng “nghệ vàng” là một “thần dược” trong Đông y và khuyến khích tôi nên thường xuyên dùng nghệ vàng. Từ đó tôi bắt đầu quan tâm tìm hiểu sâu hơn về nghệ vàng, sử dụng nghệ vàng thường xuyên hơn.

Qua tìm hiểu, tôi thấy cần tóm tắt phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng quan tâm: Tiến sĩ Phạm Đình Tỵ cùng các đồng nghiệp ở Viện Hóa học và Hợp chất tự nhiên thuộc Trung tâm KHCN&CNQG đã chiết tách thành công từ nghệ vàng được 2 chất. Đó là TN-999 và TN-999-AC. Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, thiểu năng gan, mật, thấp khớp, huyết áp... đã dùng thử TN-999 và thấy kết quả khả quan. Chế phẩm TN-999-AC có đặc tính chống ung thư não, dạ dày, phổi, gan, da... Đến nay, các nhà khoa học chưa ghi nhận bất kỳ một trường hợp nào có biểu hiện tác dụng phụ như nhiều chất chống ung thư khác, thậm chí tinh nghệ vàng còn giúp cho người bệnh nâng cao thể lực, hạn chế chán ăn, không tích độc ở các cơ quan nội tạng và bệnh nhân không bị rụng tóc hay kiệt sức. Tinh nghệ đã được Viện kiểm nghiệm Bộ Y tế công nhận “tương đương tiêu chuẩn quốc tế JECFA”. Đối với người bệnh thì đây là “thần dược”. Thành phần chính của tinh nghệ là hợp chất curcumin. Chất này có hoạt tính sinh học khá độc đáo như giải độc gan, chống xơ gan cổ chướng, bảo vệ tế bào hồng cầu, làm thông mật, có tác dụng phá cholesterol trong máu, ngăn sự phát triển vi khuẩn lao, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đường tiết niệu. Curcumin còn là chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men hại gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hằng ngày. Chúng có thể tách tế bào ung thư ra khỏi các phân tử AND, làm vô hiệu hóa và ngăn chặn sự hình thành mới của tế bào bệnh mà các tế bào thường không bị ảnh hưởng. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy nó còn có tác dụng kháng HIV.

Trong thí nghiệm của mình, Bharat Aggarwal và các đồng nghiệp đã làm thí nghiệm trên chuột có đối chứng về ung thư vú thì thấy curcumin kiềm chế sự phát triển của một protein và loại protein có vai trò then chốt trong việc hình thành và lan tỏa u di căn. Các nhà khoa học cũng chứng minh khả năng chữa ung thư da của curcumin. Trong việc phòng bệnh Alzheimer, chất curcumin cũng tỏ ra có hiệu quả.

Gia đình tôi bước đầu nghe lời khuyên của thầy giáo, lang y kết hợp sự tìm hiểu sâu hơn về nghệ vàng, quan tâm thường xuyên sử dụng nghệ vàng chủ yếu để phòng bệnh mà chẳng có hại gì vì không có tác dụng phụ. Để tiết kiệm tiền không phải mua tinh bột nghệ vì mục đích phòng bệnh là chính, chúng tôi mua củ nghệ vàng về thái, phơi khô rồi xay (dùng máy xay sinh tố, bộ phận chuyên xay bột, xay cà phê...) độ 1 phút là thành bột dùng dần, dùng không hạn chế như cho vào cháo, cho vào thức ăn, ăn cùng mật o­ng. Mới đầu dùng ít để làm quen dần với mùi hăng khó ăn, sau tăng dần cho phù hợp khẩu vị. Bây giờ chúng tôi còn dùng nghệ tươi thái nhỏ cho vào nấu cơm, thường xuyên ăn cơm nghệ vàng để phòng bệnh.

Tóm lại, nghệ vàng là vị thuốc quý, có tác dụng phòng nhiều bệnh, chữa được nhiều bệnh và một số bệnh ung thư. Mọi người nên thường xuyên ăn nghệ vàng, nhất là người trung niên, người cao tuổi lại càng cần tăng cường hơn để phòng bệnh, chữa bệnh mà chưa thấy các tác dụng phụ có hại gì; nữ giới nên dùng để phòng ngừa ung thư vú, khi bị ung thư rồi cũng nên dùng để phòng ngừa di căn.

Người sưu tầm đã thường xuyên áp dụng thấy tốt, thực tế đã bị ung thư da phải cắt bỏ tại Bệnh viện K Hà Nội, không thấy tái phát đã 2 năm nay, chẳng có hại gì, xin thành tâm phổ biến để cùng ứng dụng.

Bông Mã Đề


Đặt mua Bông Mã Đề  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT 0913311631, email:duyettk.udk@gmail.com
Giá: 50,000 đ/kg

Mã đề là cây thân thảo, sống hàng năm, cao độ 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5-12cm, rộng 3,5 -8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.
1. Mô tả
Mã đề là cây thân thảo, sống hàng năm, cao độ 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5-12cm, rộng 3,5 -8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.  
Mép lá uốn lượn, nguyên hoặc hơi có răng cưa, không đều. Hoa nhỏ, lưỡng tính, mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa có bốn đài, xếp chéo, hơi đính vào nhau ở phía gốc. Tràng hoa mỏng, khô xác, có bốn thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với lá đài, hoa có bốn nhị, chỉ nhị mảnh.
Bầu hình cầu, có 2 ô. Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5- 4mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài. Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, chỉ dài độ 1mm, màu nâu hoặc tím đen, bóng. Trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng. Thành phần hoá học cây có chứa một glucosid. Lá có chất nhầy, chất đắng, caroten, sinh tố C, K, T, acid citric.
2. Thành phần hóa học:
Lá Mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenoic và este phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Lá còn chứa chất nhày với hàm lượng 20%. Hạt chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronoic, dầu béo trong đó có acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic. Ngoài ra Mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin ( 5,7,4’-trihydroxy-6-methoxyflavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin(=7- O-b-D-glucopyransoyl-5,6,3’,4’-trihydroxyflavon). Bên cạnh đó Mã đề còn chứa nhiều chất khác như aicd cimaric, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten, vitamin K, vitamin C.
3. Tác dụng dược lý - Công dụng:
Thường dùng chữa: sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu. Viêm kết mạc, viêm gan.
Mã đề dùng để chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi. Lá Mã đề tươi đắp làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Ở Trung Quốc, hạt Mã đề sắc uống chữa bệnh đái tháo đường, ho, vô sinh. Ở Ấn Độ, cây Mã đề dùng cầm máu và trị vết thương, bỏng và viêm các mô. Lá dùng làm mát, lợi tiểu, làm săn và hàn vết thương, nước hãm lá trị tiêu chảy và trĩ. Rễ Mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt và ho. Hạt làm dịu viêm, lợi tiểu, bổ, trị lỵ và tiêu chảy. Trong y học cổ truyền Nhật bản, nước sắc của Mã đề trị ho hen, bệnh tiết niệu tiêu thũng, tiêu viêm. Ở Thái Lan, toàn cây hoặc lá dùng lợi tiểu, sốt, hạt nhuận tràng chống viêm và đầy hơi. Ở Triều tiên dùng Mã đề trị bệnh về gan. Ở Haiti nhân dân dùng Mã đề chữa choáng thần kinh và đau mắt.
4. Công dụng:
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
5. Bài thuốc:
-  Bài thuốc lợi tiểu: hạt Mã đề 10 g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
-  Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20 g, Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ Tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
-  Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
-  Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.
6. Kiêng kỵ:
- Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
- Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.

Bán Chi Liên


Đặt mua cây Bán Chi Liên  tại cửa hàng UDK, 127 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT 0913311631, email:duyettk.udk@gmail.com
Giá: 80,000 đ/kg

Bạch hoa xà còn có tên là bạch tuyết hoa, đuôi công, đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, thiên lý cập, bách tuyết hoa, bạch hoa đơn, tên khoa học Plumbago zeylanica L. Loại cây này có thể chữa nhiều bệnh như cao huyết áp, mụn nhọt, táo bón, chấn thương...
Tên thuốc: Bán chi liên
Tên khọi khác :Nha loát thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo
Tên khoa học dược liệu :Scutellaria barbata D. Don .
Thu hái:
Mọc 2 bên bờ ruộng, rãnh nước, nơi ẩm thấp gần nước. Có ở miền bắc Việt Nam. Dùng toàn cây. Thu hái vào mùa xuân hạ, rửa sạch, phơi nắng, cất dùng. Hoa có dạng như bàn chải đánh răng.
Tính vị :
Vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình hơi mát, không độc [7]. Vào kinh phế, can, thận.
Công dụng :
- Kháng ung thư. [4] : Thử nghiệm lâm sàng cho thấy có tác dụng làm giảm nhẹ tế bào ung thư trong bệnh bạch huyết cấp (AML), kết quả đạt 75%. Chữa nhiều loại bệnh ung thư.
- Điều tiết hệ miễn dịch [5]
- Kháng khuẩn [6] : Dịch sắc 50% Bán chi liên có tác dụng đối với trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, thương hàn.
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tiêu viêm, giảm đau.
- Tiêu đờm, tán kết, phá huyết, thông kinh, cầm máu.
- Ức chế tế bào ung thư não
Chủ trị :
- U nang buồng trứng :
Xà liên địa miết thang [13] : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 60g, Hồng hoa, Ý dĩ nhân đều 30g, Quất hạch, Côn bố, Đào nhân, Địa long đều 15g, Nga truật, Đảng sâm đều 12g, Thổ miết trùng, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi hương đều 9g. Ngày 1 thang sắc uống.
- Ung thư bàng quang :
1)Bán chi liên, Xa tiền thảo, Tiên hạc thảo, Đại kế, Tiểu kế đều 30g, Tri mẫu 15g, Hoàng bá 6g, Sinh địa 12g. Ngày 1 thang sắc uống. [11]
2)Ung thư bàng quang, đái máu từng lúc, màu đỏ tươi hoặc có máu cục, không đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt khô, mạch huyền sác, là ung thư bàng quang thấp nhiệt hoá hoả, phải thanh nhiệt tả hoả, giải độc, lương huyết cầm máu : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bồ công anh, Long quý, Bạch anh, Thất diệp nhất chi hoa, Sinh địa, Hoàng bá, Bạch mao căn, Ích mẫu, Đơn bì, Xích thược, sinh Địa du, Thổ phục linh, Đạm Trúc diệp, Bạch vi, Xa tiền thảo, Chi tử sao đều 12g, Hoạt thạch 20g, Tiểu kế, Bồ hoàng đều 10g, Đai hoàng 6g. Sắc uống.
3)Ung thư bàng quang, trong nước tiểu có máu, tiểu tiện khó, đau tức ở bụng dưới, nước tiểu vàng, rêu lưỡi nhớt khô. mạch huyền hoạt sác, phải thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 15g, Bạch anh, Thổ phục linh, Long đởm thảo, Chi tử sao, Hoàng cầm, Sài hồ, Sinh địa, Xa tiền thảo, Trạch tả đều 12g, Mộc thông, Biển súc, Cù mạch đều 10g, Hoạt thạch 20g. Gia giảm :
+Nôn, buồn nôn, thêm : Bán hạ, Tô diệp đều 12g, Hoàng liên 6g.
+Táo bón, thêm Đại hoàng 6g.
+Máu trong nước tiểu nhiều, thêm : Ích mẫu, Tiểu kế, Bạch mao căn đều 12g, bột Tam thất 6g hoà uống.
4)Thượng Hải nghiệm phương : Bán chi liên, Đại tiểu kế, Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Xa tiền tử, Lục nhất tán, Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Bồ hoàng thán, Ngẫu tiết thán, Quán chúng thán, Hoa hoè.
5)Triết Giang nghiệm phương : Bán chi liên, Bán biên liên, Kim ngân hoa, Tiên hạc thảo, Bạch mao đằng, Hổ trượng, Phượng vĩ thảo, Xuyên luyện tử, Ô dược, Khổ sâm, Bạch chỉ. Ngày 1 thang sắc uống.
-Ung thư mắt
1)Tam liên thang [23] hiệu quả điều trị 100% 2 ca ung thư tuyến mí mắt, 2 và 8 năm không tái phát : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán biên liên, Tiên hạc thảo đều 90g, Thất diệp liên, Đằng lê căn đều 45g, Sơn đậu căn, Bạch anh, Huyền sâm đều 30g. Sắc uống.
2)Bạch thạch hoàng liên thang [24] Điều trị hiệu quả 100% 2 ca Ung thư mí mắt trong đó có 1 ca đã phẫu thuật, 5 và 16 năm không tái phát : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thạch kiến xuyên, Hoàng cầm, Sinh địa, Huyền sâm, sinh Mẫu lệ đều 30g, Sa sâm, Bồ công anh, Đại hoàng đều 10g, Bạc hà, Cúc hoa đều 5-10g.
-Ung thư lưỡi :
Thiệt tiết linh thang [25]. Hiệu quả điều trị 1 ca Ung thư tế bào đáy sắc tố lưỡi, uống 130 thang, khối u tiêu, lưỡi hoạt động bình thường : Bán chi liên, Kim ngân hoa, Trần bì, Đảng sâm, Đương quy đều 15g, Đan sâm 20g, Hoàng kỳ 30g, Xuyên khung, Liên kiều, Bồ công anh đều 12g, Sơn từ cô, Sơn giáp châu, Ngẫu tiết, Hoàng liên, Kê nội kim, Thỏ ty tử, Kỷ tử đều 10g, Tam thất, Sa nhân đều 6g, Cam thảo 3g. Ngày 1 thang sắc uống.
-Ung thư cổ tử cung :
1)Yết ngô nhuyễn hoá thang [22], hiệu quả điều trị 13 ca, 1 ca sống 20 năm, 3 ca trên 13 năm, 4 ca trên 8 năm, 3 ca trên 2 năm, 2 ca sống 6 tháng : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Côn bố, Hải tảo, Đương quy, Tục đoạn đều 24g, Toàn yết 6g, Ngô công 3 con, Bạch thược, Hương phụ, Phục linh đều 15g, Sài hồ 9g. Sắc uống. Vân Nam bạch dược 2g nuốt uống.
2)Ung thư cổ tử cung mà thấp nhiệt độc thịnh : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thổ phục linh đều 30g, Thảo hà xa 15g, sinh Ý dĩ 12g, Thương truật, Biển súc, Xích thược đều 9g, Hoàng bá 6g.
3)Bán chi liên 60g, Lậu lô 30g. Ngày 1 thang sắc uống. [11].
-Ung thư buồng trứng :
Bán chi liên, Long quì đều 60g, Bạch anh, Miết giáp đều 30g, Xà môi, Bồ bao thảo đều 15g. Ngày 1 thang sắc uống . [11]
-Ung thư phổi :
1)Bán chi liên, Bạch anh đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống . [11]
2)Ung thư phổi, ho đờm ít, hoặc đờm trắng dính, hoặc đờm có máu, mồm lưỡi khô, sốt về chiều, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng dính, mạch hoạt sác, Chẩn đoán Ung thư phổi, âm hư đờm nhiệt. Phép chữa dưỡng âm nhuận phế thanh hoá đàm nhiệt : Bán chi liên, Bắc Sa sâm, Nam Sa sâm, Mạch môn, Thiên môn, Thạch hộc, Tang bạch bì, Sinh địa, Huyền sâm, Qua lâu, Tử uyển, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Lô căn, Đông qua nhân, Tỳ bà diệp đều 12g, Hải cáp xác, Ý dĩ đều 20g, Thạch cao 30g, Xuyên bối mẫu 8g. Ngày 1 thang sắc uống. [14]. Gia giảm :
+Ngực đau nhiều, thêm : Uất kim, Tam thất, Ty qua lạc, Nhũ hương.
+Sốt kéo dài, thêm : Thất diệp nhất chi hoa, Hạ khô thảo, Bồ công anh.
+Ho nhiều, thêm : Cam thảo, Hạnh nhân.
+Ho máu lượng nhiều, thêm : sinh Đại hoàng, Bạch cập.
+Ra mồ hôi nhiều, thêm : Mẫu lệ, Rễ ngô, Phù tiểu mạch.
3)Bán chi liên, Sa sâm, Thái tử sâm, Hoài sơn, Sơn từ cô, Thất diệp nhất chi hoa, Tiên mao, Đan sâm, Xích thược, Miết giáp.
4)Sa sâm bạch liên thang [15] : Bán chi liên, Ngư tinh thảo, Sa sâm, Hoài sơn đều 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 50g, Sinh địa 15g, Phục linh 12g, Thiên môn, Mạch môn, Xuyên bối mẫu, Tri mẫu, A giao, Tăng diệp đều 9g, Tam thất, Cam thảo đều 3g. Ngày 1 thang sắc uống. Gia giảm
+Ngực đau, thêm : Xích thược, Đan sâm, Uất kim, Qua lâu.
+Tràn dịch màng phổi, thêm : Long quỳ, Đình lịch tử, Ích trí nhân.
+Khạc có máu, thêm : Ngẫu tiết, Bạch mao căn, Tiên hạc thảo.
-Ung thư phổi, Ung thư trực tràng thời kỳ đầu :
Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 60g. Ngày 1 thang sắc uống. [11]
-Ung thư gan :
1)Bán chi liên, Bán biên liên, Hoàng vĩ nhĩ thảo, Thiên hồ tuy đều 30g, Ý dĩ 40g. Ngày 1 thang sắc uống. [11]
2)Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 20g, Tiểu kim bất hoán, Kê cốt thảo đều 15g, Ngày 1 thang sắc uống. [11]
3)Bán chi liên, Ý dĩ đều 60g, Đương quy 20g, Bát nguyệt trác, Đan sâm, Thạch yên, Ngõa lăng, Bạch thược đều 15g, Hồng hoa, Lậu lô, Trần bì đều 10g. Ngày 1 thang sắc uống. [11].
4)Lý khí tiêu chưng thang [17] Điều trị 102 ca Ung thư gan, kết quả 30,3%, sống trên 1 năm 31 ca, trên 2 năm 14 ca, trên 3 năm 5 ca, trên 5 năm 5 ca : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, sinh Mẫu lệ đều 30g, Bát nguyệt trác, Lậu lô, Hồng đằng đều 15g, Đan sâm 12g, Kim linh tử 9g. Ngày 1 thang sắc uống. Gia giảm :
+can khí uất kết, thêm : Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Hương phụ chế, Uất kim, Chỉ thực, Sơn tra, Kê nội kim đều 12g.
+khí huyết ứ trệ, thêm : Sài hồ, Đương quy, Xích thược, Nga truật, Tam lăng, Đào nhân, Uất kim đều 12g, Địa miết trùng, Huyền hồ, Can Thiềm bì, Thạch kiến xuyên, Miết giáp, Đại hoàng đều 6g.
+ngực bụng đầy, vùng gan đau lâm râm là tỳ hư thấp trệ, thêm : Ý dĩ 30g, Trần bì, Bán hạ, Đại phúc bì, Xa tiền tử đều 12g, Thạch quý, Mộc hương, Bổ cốt chỉ đều 4g.
+can thận âm hư, thêm : Sa sâm, Thiên môn, Sinh địa, Quy bản, sinh Miết giáp, Uất kim, Xích thược, Đơn bì đều 12g.
+can đởm thấp nhiệt, thêm : Uất kim, Nhân trần, Chi tử, nam Hoàng bá, Xích thược, Hoàng cầm, Kim tiền thảo đều 12g, Ý dĩ 24g, sinh Đại hoàng 6g.
5)Hoá ứ giải độc thang (Trương Khắc Bình), trị 7 ca bình quân sống 443 ngày, đối chứng với Tây Y 95 ngày : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bồ công anh đều 30g, Tam lăng, Nga truật, Xích thược, Huyền hồ, Tử thảo căn, Trư linh đều 15g, Miết giáp, Đương quy, Đan sâm đều 12g, Xuyên khung, Đại hoàng đều 9g. Ngày 1 thang sắc uống.
6)Tiêu tích nhuyễn kiên thang [18]. Kết quả điều trị ung thư gan : sống 1 năm 30,8%, sống 2 năm 16,7%, lâu nhất 8 năm 10 tháng; đối chứng với kết hợp hoá trị liệu là sống 1 năm 11,6%, sống 2 năm 6,3%, lâu nhất 8 năm 5 tháng : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiết thúc diệp, Đảng sâm đều 15g, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng, chích Miết giáp, Đương quy, Bạch thược đều 9g, Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Ý dĩ 30g. Ngày 1 thang sắc uống.
-Ung thư mũi, họng :
1)Bán chi liên, Dã bồ đào căn đều 60g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Tử thảo, Đan sâm đều 30g, Can thiềm bì, Cấp tính tử đều 12g, Thiên long, Bán hạ, Cam thảo đều 6g, Mã tiền tử 3g. Ngày 1 thang sắc uống. [11]
2)Ung thư mũi-họng, hạch lymphô cổ to, mũi tắc, chảy nước mũi có máu, ho đờm nhiều, liệt mặt, chất lưỡi tối hoặc đen xạm, rêu dày nhớt, mạch huyền hoạt. Chẩn đoán Ung thư mũi họng, đờm độc uất kết. Phép chữa Hoá đàm tán kết thanh nhiệt giải độc. Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn, Hoàng cầm. Liên kiều, Bạch cương tàm, Hạ khô thảo, Triết bối mẫu, Thất diệp nhất chi hoa, Thổ phục linh, Hoàng dược tử, Bạch mao căn đều 12g, Bán hạ chế gừng, Nam tinh lùi, Đại kế, Tiểu kế đều 8g, Bạch anh, Đào nhân, Ý dĩ, Đông qua nhân đều 10-16g.
3)Triết Giang : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đảng sâm, Huyền sâm, Thạch hộc, Sinh địa, Thục địa, Thiên môn, Mạch môn, Thích tật lê, Liên kiều, Ngọc trúc, Hoài sơn, Xích thược, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Sơn đậu căn.
4)Phúc Châu : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Hạ khô thảo, Thiên môn, Kim ngân hoa, Phục linh, Sa sâm, Đơn bì, Phong phòng, Xuyên khung.
-Ung thư thực quản :
1)Nuốt rất khó, lưng ngực đau bỏng rát, mồm họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không rêu, mạch huyền tế sác. Chẩn đoán : K thực quản, nhiệt độc thương âm. Phép chữa : thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận táo, Dược : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sinh địa, Bắc Sa sâm, Nam Sa sâm đều 16g, Bạch anh, Hạ khô thảo, Chi tử đều 12g, Huyền sâm, Mạch môn, Đương quy, Bồ công anh, Tỳ bà diệp tươi, Lô căn tươi đều 20g, Hoàng liên 8-10g. Ngày 1 thang sắc uống. Gia giảm : đại tiện táo bón, thêm : Tử uyển, Hoả ma nhân, Đào nhân, Nhục thung dung.
2)Phức phương nạo sa tiễn : Bán chi liên 60g, Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Hải tảo, Côn bố đều 15g, Thảo đậu khấu 9g, Ô mai 3 quả, Nạo sa 2,7g. Ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
3)Liên hồ thang [16] : Bán chi liên 60g, Bồ công anh, Hoàng dược tử đều 30g, Qua lâu 15g, pháp Bán hạ 9g, Hoàng liên 4g. Ngày 1 thang sắc uống. Gia giảm :
+Nôn nhiều, thêm : Toàn phúc hoa, Đại giả thạch, Khai vị tán.
+Đờm nhiều, thêm : chế Nam tinh, Ý dĩ, Mông thạch cổn đờm hoàn.
+Đại tiện táo, thêm : Đại hoàng, Uất lý nhân.
+Đau ngực, thêm : Lộ lộ thông, Phỉ bạch, Huyền hồ, Đan sâm
+Tân dịch khô, thêm : Thiên môn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc.
+Khí hư, thêm : Đảng sâm, Hoàng kỳ.
-Ung thư dạ dày.
Trị vị nham (Hồ Bắc) : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Tô ngạnh, Bạch thược, Trúc nhự, Trần bì.
-Ung thư dạ dày, Ung thư trực tràng, Ung thư thực quản, Ung thư cổ tử cung, các bệnh u bướu :
Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch anh, Đông quỳ, Bán biên liên, Trư ương ương đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống. [11]
-Ung thư đại tràng
1)Thời kỳ giữa, ung thư phát triển nhanh, bụng đau đầy, có khối u, tiêu chảy hoặc lỵ ra máu mũi, chán ăn - Thấp nhiệt độc, phải Thanh tiết thấp nhiệt, hoá ứ, đạo trệ, dùng phương Bạch đầu ông thang hợp Địa du hoè giác thang gia giảm : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Tiên hạc thảo, Bạch đầu ông, Sinh địa, Hoa hoè đều 16-20g, Ý dĩ, Hoạt thạch đều 20g, Hoàng liên 6-10g, Bán hạ, Chỉ xác, Đào nhân, Hồng hoa đều 8-10g, Cam thảo 4g. Gia giảm :
+bụng đau nhiều, lưỡi nhạt tối, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm huyền là khí trệ nặng, thêm : Xuyên luyện tử, Huyền hồ, Hậu phác đều 8g.
+khối u ấn đau, đau cố định, phân ra có máu mủ đen tím, chất lưỡi tía tối hoặc có ban ứ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sáp là huyết ứ nặng, thêm : Đương quy vĩ, Xích thược, Đơn bì, Nga truật đều 12g.
+ngực tức, miệng khát không muốn uống nước, bụng đau đầy trướng, ăn kém, phân nhiều chất nhớt, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng dày nhớt, mạch nhu hoạt là thấp nhiệt nặng, phải thanh nhiệt trừ thấp, thêm : Hoàng liên 4g, Hoàng bá, Thương truật, Khổ sâm, Mộc thông, Trư linh đều 12g.
+bụng đầy ăn kém, tiêu lỏng, bụng sôi, sống phân, phân nhiều mũi, lưỡi tối, rêu mỏng, mạch trầm huyền hoạt là thực tích nặng, phải tiêu thực tích, thêm : Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Kê nội kim, Bạch truật đều 12g.
+đại tiện ra quá nhiều máu mũi, phải hoạt huyết, cầm máu, thêm : Huyết dư thán, Đại tiểu kế đều 12g, bột Tam thất 6g.
+mót rặn, phải hành khí hoãn cấp, thêm : Binh lang, Đại hoàng sao rượu, Mộc hương đều 6g, Trần bì, Bạch thược đều 12g.
2)Song bạch long quý thang : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch anh, Long quý, Nhẫn đông đằng, Bại tương thảo, Hồng đằng, Bồ công anh, Hoè giác, Địa du. Sắc chia 2 lần uống.
3)Côn bố thạch liên thang [19] điều trị 7 ca Ung thư đại tràng, kết quả tốt 2 ca, bớt triệu chứng 5 ca : Bán chi liên 60g, Côn bố, Thạch kiến xuyên, sinh Địa du, Ý dĩ, Kim ngân hoa đều 30g, Sơn đậu căn, Hoè giác, Hồ ma nhân đều 15g,Trắc bá diệp, Khổ sâm đều 9g. Ngày 1 thang sắc uống.
4)Khổ sâm hồng đằng thang [20]. Điều trị 18 ca Ung thư trực tràng : sống trên 15 tháng 2 ca, trên 20 tháng 10 ca, 4 năm 5 tháng và 5 năm 2 ca, bình quân 27,5 tháng : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Ý dĩ đều 30g, Khổ sâm, Bạch cẩn hoa (Hoa dâm bụt trắng) đều 12g, Hồng đằng, Thảo hà sa, Bạch đầu ông đều 15g, Vô hoa quả 10g. Ngày 1 thang sắc uống.
5)Hồng liên bạch hoa thang [21]. Điều trị 30 ca Ung thư trực tràng có 27 ca phẫu thuật và hoá trị : 1 ca sống 9,5 năm; 9 ca sống 2 năm; 12 ca trên 1 năm : Bán chi liên 30g, Hồng đằng 15g, Khổ sâm, Thảo hà xa, Bạch đầu ông, Bạch cẩn hoa đều 9g. Ngày 1 thang sắc uống.
-Ung thư gan, Ung thư dạ dày, Ung thư đại tràng.
Thanh trường tiêu thũng thang : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bát nguyệt trác, Mộc hương, Hồng đằng, Dã bồ đào đằng, Khổ sâm, Ý dĩ, Đan sâm, Địa miết trùng, Ô mai nhục, Qua lâu nhân, Bạch mao đằng, Phương vĩ thảo, Quán chúng, Thủ cung (Thằn lằn) đều 12g. Tán bột mịn. Hoà uống 2/3 chia 3 lần uống, 1/3 còn lại khoảng 200ml thụt qua hậu môn, lưu đại tràng.
-Ung thư lymphô ác tính (lymphosarcoma)
Song thảo phương [25]. Kết quả lâm sàng điều trị 1 bệnh nhân có ung thư lymphô toàn thân to, dùng thuốc liên tục 120 thang, hạch lymphô tiêu đi phần lớn, tinh thần tốt lên, ăn khá, lên cân, sắc da tươi nhuận. Bán chi liên, Bán biên liên, Đảng sâm, Đan bì, Miết giáp, Hà thủ ô đều 30g, Hạ khô thảo 60g, Bạch hoa xà thiệt thảo 100g, Sơn tra 50g, sinh Ý dĩ 25g, Sinh địa, Bạch truật, Bạch thược, Nữ trinh tử đều 20g. Sắc uống.
-Các loại u bướu :
Bán chi liên 30g, Sơn đậu căn, Lộ Phong phòng, Sơn từ cô đều 15g. Ngày 1 thang sắc uống hoặc tán làm thành viên ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-15g. [12]
-U vú, u bướu thần kinh đa phát :
Bán chi liên, Lục lăng cúc, Dã cúc hoa đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống. [11].
-Thai trứng ác tính :
Bán chi liên, Long quỳ đều 30g, Tử thảo 15g. Ngày 1 thang sắc uống. [11]
-Cổ kết hạch :
Cạnh cổ dưới tai kết hạch sưng đỏ hồng rát, kèm khát nước, tâm phiền. Chẩn đoán : Hạch cổ do đàm ứ nhiệt độc. Phép chữa : Hoá đàm, hành khí, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc. Phương : Thanh hạch tẩm cao phiến. Dược : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g, Hạ khô thảo, Hải tảo, Côn bố đều 20g, Uất kim, Lậu lô căn, Mộc hương, Huyền sâm, Mẫu lệ, Sơn từ cô, Triết bối mẫu, Ô dược, Bạch giới tử, Đan sâm đều 12g, Cam thảo 6g. Ngay 1 thang sắc uống.[14]
-Kháng Nham 2 ĐTĐ. Viên nang 500mg.[14]
Thành phần : Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, chiết xuất hợp Tinh nghệ vàng chiết xuất từ Củ nghệ vàng Curcuma longa Linn. .
Chủ trị : Ung thư : phổi, trực tràng; bàng quang, mí mắt, cổ tử cung, gan, mũi họng, thực quản, dạ dày, đại tràng, lymphô ác tính; lưỡi, buồng trứng. Thai trứng.
Liều dùng Ngày 4 lần, mỗi lần 2 viên.
-Bột hỗ trợ điều trị ung thư Đức Thọ Đường-Phúc Linh [14]
Thành phần : Tinh nghệ vàng, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bột đỗ xanh, Hạt sen ...
Tác dụng : Hỗ trợ điều trị Ung thư : phổi, trực tràng; bàng quang, mí mắt, cổ tử cung, gan, mũi họng, thực quản, dạ dày, đại tràng, lymphô ác tính; lưỡi, buồng trứng. Thai trứng.